Hiện nay, xu hướng kinh doanh nhà hàng đang khá nở rộ với nhiều mô hình khác nhau, như nhà hàng hiện đại, nhà hàng đồng quê, buffet, sân vườn… Vì vậy, đây được xem là một trong các xu hướng khởi nghiệp được khá nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Tuy nhiên, không phải kinh doanh nhà hàng lúc nào cũng dễ dàng, hãy cùng Nội Thất ATPlus tìm hiểu những lưu ý khi mở nhà hàng qua bài viết dưới đây nhé.

Những lưu ý khi mở nhà hàng
Những lưu ý khi mở nhà hàng

1. Huy động vốn từ nguồn nào & bằng cách nào?

Không chỉ riêng nhà hàng, mà khi khởi nghiệp bất kỳ mô hình kinh doanh gì, điều đầu tiên bạn phải quan tâm luôn là vốn. Quy mô kinh doanh nhà hàng của bạn sẽ phụ thuộc vào nguồn tài chính bạn có, nhưng không phải ai cũng có đủ vốn để đáp ứng mọi vấn đề, nguồn vốn thường là chướng ngại vật lớn nhất khi khởi nghiệp.

Những lưu ý khi mở nhà hàng

Vậy nên, đây chính là bài toán đầu tiên cần giải của những người muốn kinh doanh nhà hàng. Một trong những cách bạn có thể làm là huy động vốn từ các nhà đầu tư có cùng mục đích và tầm nhìn. Giá trị bạn nhận được không chỉ là tiền đầu tư, mà còn nhiều giá trị khác do nhà đầu tư mang lại như kinh nghiệm, mối quan hệ, định hướng…

2. Xác định khách hàng mục tiêu ra sao?

Thị trường luôn rộng lớn và có đủ khách hàng cho bạn bất kể bạn kinh doanh ngành nghề gì. Nhưng không phải ai cũng đủ tiềm lực, khả năng để có thể phục vụ hết tất cả khách hàng. Một nhà hàng chuyên nghiệp cần xác định được tệp khách hàng mục tiêu cụ thể, để giúp cho mô hình kinh doanh của mình phát triển và ổn định, đồng thời chất lượng chăm sóc, phục vụ tốt hơn sẽ giúp bạn có được fan trung thành.

Những lưu ý khi mở nhà hàng

Bạn chỉ cần tìm được ngách khách hàng riêng dựa trên phong cách, chủ đề ẩm thực nhà hàng theo đuổi, độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích…

3. Chọn địa điểm nhà hàng ở đâu?

Ngoài vấn đề về vốn, địa điểm mở nhà hàng cũng là điểm cần lưu ý khi mở nhà hàng, bởi mặt bằng quyết định rất nhiều thứ. Một vị trí đẹp, rộng rãi có thể giúp bạn xây dựng nhà hàng quy mô lớn gây chú ý với khách hàng và khiến họ dễ tìm đến hơn. Tuy nhiên, cùng với đó là chi phí khá cao nếu bạn phải thuê mặt bằng để kinh doanh.

Những lưu ý khi mở nhà hàng

4. Nên ký hợp đồng thuê nhà trong bao lâu?

Nếu bắt đầu kinh doanh nhà hàng, lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên thuê từ 1 – 2 năm. Đảm bảo trong trường hợp vị trí thuê không còn phù hợp nhưng bạn vẫn phải trả tiền mặt bằng.

Những lưu ý khi mở nhà hàng

Xem thêm: Những phong cách thiết kế nhà hàng phổ biến nhất

5. Đặt tên gì cho nhà hàng?

Nhà hàng cũng như đứa con tinh thần của bạn, vì vậy bạn cần phải có cho nhà hàng của mình một cái tên, để khi nhắc đến người khác luôn nhớ đến thương hiệu của bạn. Nguyên tắc cơ bản khi đặt tên cho nhà hàng là dễ nhớ, dễ đọc, liên quan đến chủ đề ẩm thực của nhà hàng.

Những lưu ý khi mở nhà hàng

6. Bố trí không gian và nội thất thế nào cho phù hợp?

Thiết kế nội thất là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Thông thường, khu dành cho khách ăn chiếm từ 40-60% diện tích nhà hàng, 30% dành cho khu chế biến và nấu nướng, phần còn lại là kho trữ hàng, khu văn phòng và khu vệ sinh. Một không gian nhà hàng đạt tiêu chuẩn không thể bỏ qua 3 yếu tố chính: Phong cách – ấm cúng – tiện dụng.

Những lưu ý khi mở nhà hàng

Đặc biệt, bố trí nội thất khoa học luôn được ưu tiên khi thiết kế nhà hàng, để có thể tận dụng không gian hợp lý, tạo ra được khu vực ăn uống thoải mái cho thực khách.

7. Lên danh sách các thiết bị cần thiết

Để có thể kinh doanh nhà hàng hiệu quả, bạn cần lên danh sách các thiết bị cần thiết như nội thất nhà hàng, đồ vật trang trí, các dụng cụ dành cho khu vực bếp… Chuẩn bị đầy đủ sẽ giúp nhà hàng của bạn vận hành tốt hơn, phục vụ khách hàng tốt nhất và chiếm được thiện cảm của họ.

Những lưu ý khi mở nhà hàng

8. Đầu tư khu vực bếp như thế nào?

Khu bếp thường được ví như trái tim của nhà hàng, khi lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng, bạn sẽ cần tính toán diện tích phù hợp cho khu bếp là bao nhiêu, bố trí các thiết bị bếp thuận tiện cho thao tác của đầu bếp, và đặc biệt phải mua đúng các loại thiết bị bếp cần thiết.

Những lưu ý khi mở nhà hàng

Rất nhiều chủ nhà hàng trong bước đầu kinh doanh, thường chú trọng vào việc đầu tư mặt tiền phía trước mà xem nhẹ khu bếp phía sau. Hoặc nhiều chủ nhà hàng chưa rõ cần mua thiết bị nào phù hợp, bố trí bếp khoa học dẫn đến không phát huy hết năng suất, gây lãng phí.

9. Thiết kế menu và định giá món ăn như thế nào?

Hãy sắp xếp các món theo danh mục, cố gắng cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn nhất nhưng với thực đơn ngắn gọn nhất. Công thức định giá chung cho thực đơn nhà hàng là toàn bộ giá các món ăn, không vượt quá 30% giá thực phẩm bạn thực sự tạo nên (bao gồm giá nguyên liệu, nhân công, điện, nước, gas và những thành phần phụ trợ tạo nên món ăn).

Những lưu ý khi mở nhà hàng

Xem thêm: Những khó khăn khi mở nhà hàng bạn cần biết

10. Chọn nhà cung cấp thực phẩm uy tín ra sao?

Thưởng thức món ăn ngon giữa một không gian dễ chịu, thoải mái là điều mà bất kỳ thực khách nào cũng muốn khi đến với nhà hàng. Vì vậy, bạn cần phải lựa chọn được nhà cung cấp thực phẩm uy tín, để đảm bảo nguyên liệu tươi sống, đảm bảo vệ sinh tạo ra những bữa ăn hấp dẫn.

Những lưu ý khi mở nhà hàng

11. Nên thuê người quản lý hay tự quản lý?

Có 2 loại chủ nhà hàng cơ bản: Một người thích đứng ra làm chủ mọi thứ, xuất hiện mọi nơi, có tầm ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ nhân viên, kiểu còn lại chỉ thích đứng sau mọi việc. Nếu bạn thực sự không muốn ra mặt, thì có thể cân nhắc thuê một người quản lý để đứng ra quán xuyến công việc theo chỉ thị của bạn.

Những lưu ý khi mở nhà hàng

12. Marketing và quảng bá nhà hàng ra sao?

Bạn có thể lựa chọn nhà hàng nhượng quyền thương hiệu, để được hỗ trợ bởi nền tảng tốt bao gồm vận hành, quản lý và các chiến dịch marketing ăn theo thương hiệu gốc. Tuy nhiên, cùng với đó là các khoản chi phí đi kèm. Dù bạn kinh doanh nhượng quyền hay tự làm chủ, thì cũng đừng quên sử dụng chiến lược marketing truyền miệng. Bởi đây là chiến lược marketing không bao giờ lỗi thời, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả cao.

Những lưu ý khi mở nhà hàng

13. Lưu ý khi mở nhà hàng cần những giấy phép gì?

Để kinh doanh nhà hàng, bạn cần phải chuẩn bị một số giấy phép quan trọng như: Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm và một số giấy tờ khác, để đảm bảo quyền lợi cá nhân cũng như thương hiệu của bạn, bao gồm: Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, đăng ký thương hiệu độc quyền, giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, thuốc lá (nếu có) bán các mặt hàng này trong nhà hàng.

Những lưu ý khi mở nhà hàng

Đến với Nội Thất ATPlus, chúng tôi sẽ giúp bạn không còn phải băn khoăn về những vướng mắc trên, mà còn thiết kế cho riêng mình một nhà hàng đẹp, thu hút thực khách. Liên hệ với đội ngũ của chúng tôi để nhận được báo giá thiết kế chi tiết và cụ thể nhất.

Xem thêm:

>>> Phong thuỷ trong thiết kế nhà hàng thu hút

>>> Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng mới nhất

>>> Xu hướng thiết kế nhà hàng HOT nhất hiện nay

>>> Sai lầm cơ bản cần tránh khi mở nhà hàng

>>> Những chi phí cần đầu tư khi mở nhà hàng

>>> Vật liệu thường dùng trong thiết kế nhà hàng

error: Content is protected !!
bao-gia-button